Đàm phán và hòa bình Hòa_ước_Münster

Bài chi tiết: Hòa ước Westfalen

Các cuộc đàm phán giữa bắt đầu vào năm 1641 tại các thị trấn MünsterOsnabrück, thuộc Đức ngày nay. Với sự khởi đầu của các cuộc đàm phán hòa bình Tây Ban Nha - Hà Lan, thương mại của Hà Lan với Levantbán đảo Iberia bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Các thương nhân Hà Lan, được hưởng lợi từ hoạt động vận chuyển tương đối rẻ và do chấm dứt chiến sự, họ đã sớm thống trị các thị trường trước đây bị chi phối bởi các thương nhân người Anh. Các thương nhân Hà Lan cũng hưởng lợi từ những biến động hải ngoại của Anh do họ đang nội chiến và cuối cùng giành lợi lọc thương mại của Anh tại các thuộc địa Mỹ của họ.[5]

Mặc dù Tây Ban Nha không công nhận Cộng hòa Hà Lan, nhưng họ đã đồng ý rằng Tổng lãnh đạo của Vương quốc Hà Lan là có 'chủ quyền' và có thể tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình. Vào tháng 1 năm 1646, tám đại diện của Hà Lan đã đến Münster để bắt đầu đàm phán; bao gồm hai đại biểu đến từ Holland và sáu người từ sáu tỉnh còn lại. Các phái viên Tây Ban Nha đã được vua Tây Ban Nha Philip IV trao quyền tuyệt đối, những người theo đuổi hòa bình trong nhiều năm. Vào ngày 30 tháng 1 năm 1648, các bên đã đạt được thỏa thuận và văn bản được gửi đến Hague và Madrid để phê duyệt; nó đã được các phái đoàn Tây Ban Nha và Hà Lan phê chuẩn vào ngày 15 tháng 5, Tổng lãnh đạo Hà Lan phê chuẩn Hiệp ước vào ngày 5 tháng 6 năm 1648.[6]

Hòa bình Münster giữa Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh, Pháp và các đồng minh của họ và Hòa ước Westfalen liên quan đến Đế quốc La Mã Thần thánh, Thụy Điển và các đồng minh của họ được gọi chung là Hòa ước Westphalia.[lower-alpha 5] Suốt thời gian xung đột châu Âu tiếp diễn, điều này đánh dấu một điểm quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang chủ quyền dựa trên các quốc gia chứ không phải cá nhân, ví dụ như triều đại Habsburgs. "Chủ quyền" đã được nhà sử học Harry Hinsley định nghĩa là ý tưởng rằng có một cơ quan chính trị cuối cùng và tuyệt đối do cộng đồng chính trị... chứ không có thẩm quyền cuối cùng và tuyệt đối tồn tại theo cách khác.

Mặc dù giành được độc lập, đã có sự phản đối đáng kể đối với Hiệp ước ở các tỉnh Hà Lan độc lập vì nó cho phép Tây Ban Nha tiếp tục chiếm đóng các tỉnh phía Nam và đảm bảo Công giáo ở đây. Sự hỗ trợ từ các tỉnh Hà Lan hùng mạnh có nghĩa là nó đã được phê duyệt hẹp nhưng những khác biệt này dẫn đến tiếp diễn xung đột chính trị.[7]

Một bản gốc của hiệp ước được giữ bởi Rijksarchief (cơ quan Lưu trữ quốc gia Hà Lan) ở Den Haag.